Logo

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Trung Quốc

08/11/2021
Quốc hội Việt Nam đang xem xét Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật SHTT, bổ sung âm thanh là đối tượng được bảo hộ là nhãn hiệu

Nhằm đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật SHTT hiện đang được Quốc hội xem xét đã bổ sung âm thanh là đối tượng được bảo hộ là nhãn hiệu, theo đó các đối tượng được bảo hộ là nhãn hiệu tại  Khoản 1 Điều 72 của Luật SHTT hiện hành được  bổ sung “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”[1].  Về đối tượng này hiện còn nhiều ý kiến góp ý[2] đề nghị phải làm rõ hơn các  vấn đề: khái niệm của “dấu hiệu hiệu âm thanh’; nôi dung  đơn đăng ký, mẫu nhãn hiệu,  điều kiện bảo hộ… trong dự thảo Luật.

Để  có thêm thông tin về đối tượng rất mới mẻ này , bài viết này cung cấp một số thông tin về  tình trạng bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Trung Quốc, đặc biệt là một số trường hợp liên quan đến việc đánh giá khả năng phân biệt của loại nhãn hiệu này trong quá trình thẩm định.

1.Hiện trạng đăng ký nhãn hiệu

Từ ngày 1 tháng 5 năm 2014, Luật nhãn hiệu Trung Quốc  được sửa đổi để bổ sung  âm thanh là đối tượng đăng ký nhãn hiệu.

Tính đến  cuối tháng 1 năm 2021 đã có 928 nhãn hiệu âm thanh được chính thức nộp đơn tại Văn phòng Nhãn hiệu Trung Quốc. Các đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ này bao gồm tất cả 40 loại hàng hóa và dịch vụ theo hệ thống Phân loại quốc tế Nice, ngoại trừ các nhóm 2, 6, 13, 19 và 22.

Trong số 928 đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh đã được chấp nhận và thẩm định đó, chỉ có 38 nhãn hiệu được chấp thuận đăng ký (18 trong số đó do người  nước ngoài nộp đơn đăng ký). Tổng tỷ lệ đăng ký chấp thuận nhãn hiệu âm thanh và chấp nhận đơn đăng ký chỉ là 4%.

2. Quy định về thẩm định

Phần VI – Văn bản về Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá nhãn hiệu (2016) do Co quan Nhãn hiệu Trung Quốc ban hành (“Văn bản”) quy định rằng nhãn hiệu âm thanh phải áp dụng các tiêu chuẩn thẩm định tương đương với nhãn hiệu thông thường (nhìn thấy bằng mắt). Ngoài ra, Văn bản cũng quy định  tổng quát  là “nếu âm thanh chỉ trực tiếp mô tả bản chất, đối tượng tiêu dùng, chất lượng, chức năng, công dụng và các đặc điểm khác của hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, thì âm thanh này phải được coi là không có bất kỳ tính  phân biệt nào". Hơn nữa, Văn bản  cũng được quy định rõ ràng rằng “nói chung, nhãn hiệu âm thanh cần phải được sử dụng lâu dài trên thị trường trước khi có thể có được khả năng  phân biệt.”

Đó là do trước hết, nếu nhãn hiệu âm thanh mới được đưa vào sử dụng thương mại hoặc chưa có kế hoạch tham gia vào lĩnh vực thương mại thì khó có thể khẳng định nhãn hiệu âm thanh đã tạo được ảnh hưởng nhất định  trên thị trường và có mức độ phổ biến cao do đó sẽ  không được đăng ký . Thứ hai, với sự đổi mới liên tục của các phương thức quảng cáo hiện đại và công nghệ truyền thông mới, không thể  có nhiều nhãn hiệu đạt được được sự phổ biến thông qua việc đầu tư quảng cáo lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Khi đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh được thẩm định nội dung, thẩm định viên có thể đưa ra thông báo ý kiến ​​thẩm định theo đó yêu cầu người nộp đơn cung cấp bằng chứng cần thiết về việc sử dụng nhãn hiệu âm thanh và giải thích chi tiết về các trường hợp nhãn hiệu âm thanh đã đạt được sự khác biệt thông qua việc sử dụng. Các bằng chứng cần chứng minh rằng chức năng chính của đoạn  âm thanh (trong đơn đăng ký)  không phải là chỉ là âm thanh mà là dấu hiệu để chỉ ra một nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan , nghĩa là khi người tiêu dùng nghe  thấy âm thanh, họ có thể tự nhiên liên tưởng đến nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

3.Trường hợp cụ thể  

3.1 Về vấn đề  dấu hiệu âm thanh chỉ mô tả: nội dung, đối tượng người tiêu dùng, chất lượng, chức năng, cách sử dụng và các đặc điểm khác của hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể thì có tạo ra  bất kỳ sự phân biệt nào hay không được thể hiện tại  trường hợp sau:

Công ty  Zippo đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh số 34198632  “Ding; Zeng; Ka”, dùng cho bật lửa thuộc nhóm 34.

Nhãn hiệu âm “Ding; Zeng; Ka ”,  phát ra giống như một hiệu ứng thính giác đơn âm liên tục được tạo ra bởi ba âm sắc và cường độ khác nhau. Có thể cho rằng đó hiệu ứng thính giác phản ánh âm thanh cơ học khi mở nắp , quay bánh răng cưa  và đóng nắp khi sử dụng bật lửa. Do đó, hình thức biểu đạt của nhãn hiệu âm thanh này có thể được coi là buộc phải xảy ra hoặc không thể tránh khỏi trong việc sử dụng thông thường của  hàng hóa (bật lửa) hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó, Cơ quan  Nhãn hiệu Trung Quốc cho rằng nhãn hiệu âm thanh được đề cập ở trên không đủ khác biệt theo quy định của luật nhãn hiệu nên không thể được đăng ký.

3.2 Về quy định nhãn hiệu âm thanh cần được sử dụng lâu dài trên thị trường để có được sự phân biệt . Tuy nhiên, lại nảy sinh vấn đề là khi đạt được sự phổ biến nhất định thì không nhất thiết là nhãn hiệu âm thanh có tính "định dạng" (tức là không thuộc các đối tượng loại trừ - NV)  và "khả năng phân biệt" theo nội dung của luật nhãn hiệu. Điều này thể hiện trong trường hợp dưới đây:

Vào tháng 12 năm 2020, Li Jiaqi, một nhà tổ chức thương mại phát trực tiếp (live-streaming commerce) phổ biến ở Trung Quốc đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh số 45217353 của “Oh my god, 买 它, 买 它!”. Nhãn hiệu này sau đó đã bị từ chối sau khi Cơ quan nhãn hiệu Trung Quốc thẩm định. Điều này tạo cuộc thảo luận về tính đặc biệt của đăng ký nhãn hiệu âm thanh và nhanh chóng trở thành một trong những “hashtags” # được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet của Trung Quốc.

Nhãn hiệu này thuộc loại nhãn hiệu âm thanh 'text-call'. Theo thông lệ thẩm định nhãn hiệu âm thanh Trung Quốc, trước tiên cần chú ý phân biệt nội dung văn bản được phát thanh hay âm thanh đóng vai trò nhận biết thực sự trong quá trình sử dụng. Nếu nhãn hiệu âm thanh chỉ thuộc về các dạng  phát thanh gồm các từ có ngữ điệu thông thường hoặc giai điệu cực kỳ đơn giản thì từ ngữ có khả năng gây ấn tượng và đóng vai trò nhận biết trong quá trình sử dụng, còn âm thanh chỉ được coi là nền phụ của từ, hoặc 'tiếng nói của từ'.

Theo thông lệ kiểm tra nhãn hiệu âm thanh hiện có ở Trung Quốc, trước tiên cần chú ý phân biệt văn bản được phát thành  hay chính âm thanh đóng vai trò nhận biết thực sự trong quá trình sử dụng.

Đối với nhãn hiệu âm thanh số 45217353, một mặt  trong Văn bản  (của người nộp đơn – NV)  tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là âm thanh này “mang phong cách cá nhân mạnh mẽ” và đã được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài thông qua hình thức thương mại trực tuyến, đã được một số công chúng có liên quan biết đến. Do đó, chỉ cần liên quan đến âm thanh, có thể xác định và phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên nội dung này vẫn cần được chứng minh bằng cách nộp đầy đủ bằng chứng sử dụng.

Mặt khác, đối với  nôi dung nhãn hiệu “Oh my god, 买 它, 买 它!”, thì nghĩa tiếng Trung của từ ‘god’ trong phần tiếng Anh của nhãn hiệu được coi là không rõ ràng. Theo thông lệ thẩm định  nhãn hiệu hiện có ở Trung Quốc, nhãn hiệu đó vẫn bị xếp vào loại “rõ ràng là dấu hiệu có hại cho đạo đức xã hội chủ nghĩa hoặc các tác động bất lợi khác”,  do đó, dấu hiệu này bị cấm đăng ký và sử dụng như một nhãn hiệu.

Đối với phần tiếng Trung “买 它 , 买 它!”, có nghĩa là “mua đi, mua đi!”, dấu hiệu này mô tả trực tiếp nội dung và mục đích của các dịch vụ được nêu trong nhóm 35, vì vậy dấu hiệu không có  tính phân biệt tự thân. Tóm lại, trường hợp này cho thấy rằng ngay cả khi  âm thanh trong  nhãn hiệu âm thanh được tạo ra một cách sáng tạo hoặc được sử dụng đầu tiên bởi người nộp đơn, thì cũng có thể không được bảo hộ nếu (nôi dung)  không có tính phân biệt như một nhãn hiệu.

4. Nhận xét

- Như vậy tại Trung Quốc nhãn hiệu âm thanh cũng được thẩm định như nhãn hiệu thông thường (ở Việt Nam chắc cũng vậy?!) nhưng bài này đã làm rõ nguyên tắc  thẩm định đối với nhãn hiệu âm thanh, đó là chia tách phần âm thanh và phần nội dung (nếu có thể) để đánh giá. Phần âm thanh sẽ ít giá trị (làm nền) nếu  chỉ đơn giản phát âm lại nội dung của phần chữ. Hơn nữa nhãn hiệu âm thanh lại yêu cầu có thời gian sử dụng lâu dài để tạo ra khả năng phân biệt .

- Đăng ký nhãn hiệu âm thanh  “Ding; Zeng; Ka ” theo đơn số  34198632 dùng cho bật lửa thuộc nhóm 34 của Công ty  Zippo bị từ chối vì các âm thanh đó được phát ra từ quá trình sử dụng sản phẩm, tức là nhãn hiệu mang tính mô tả hoạt động của sản phẩm. Đây là trường hợp mang tính kinh điển với việc thẩm định các nhãn hiệu âm thanh,  trước đó tại Hoa Kỳ năm 1994  công ty Harley-Davidson đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với mô tả như sau: “Nhãn hiệu bao gồm âm thanh của ống xả xe máy của người nộp đơn được tạo ra bởi động cơ V-twin”, nhưng chín đối thủ cạnh tranh của Harley-Davidson đã đệ đơn phản đối, cho rằng loại mô tô du lịch khác nhau sử dụng cùng một thanh kết nối động cơ chữ V thì  tạo ra âm thanh giống nhau. Sau 6 năm kiện tụng không có hồi kết, Harley-Davidson đã rút đơn vào đầu năm 2000[3] (3).

- Việc từ chối đăng ký nhãn hiệu âm thanh theo đơn số  45217353  “Oh my god, 买 它, 买 它!” cho thấy dù dấu hiệu đã có quá trình sử dụng lâu dài  được nhiều người biết đến, phần âm thanh có sáng tạo nhưng nhãn hiệu âm thanh  sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu nếu  nội dung được phát  thuộc các đối tượng loại trừ./.

Nguồn : Xem xét các thách thức khi bảo hộ  nhãn hiệu âm thanh tại Trung Quốc 
https://www.managingip.com/article/b1qskjhr3z56rk/examining-the-challenges-of-obtaining-a-sound-trademark-in-china

 

[1] Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật SHTT 
31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72 như sau: 
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.” 
[2] 2. Góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT: Nhiều quan điểm đa chiều về nhãn hiệu âm thanh https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-tuc.aspx?ItemID=58298&CategoryId=0 
- Mở rộng việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh 
https://quochoi.vn/vanphongquochoi/cocautochuc/Pages/trang-chu.aspx?ItemID=59459 
[3] 3. Звуковой товарный знак - Sound trademark/ Nhãn hiệu âm thanh. 
https://360wiki.ru/wiki/Sound_trademark#Sound_logos

 

Các bài viết khác