Logo

Nhật Bản: Khái niệm nhập khẩu được sửa đổi để siết chặt kiểm soát hàng giả

31/07/2023
Từ 1/4/2022 doanh nghiệp nước ngoài sử dụng một cá nhân ở Nhật Bản để gửi hàng giả qua bưu điện là hành vi vi phạm nhãn hiệu hoặc kiểu dáng

Vào tháng 5/2021, Luật Nhãn hiệu và Luật Kiểu dáng của Nhật Bản đã được sửa đổi để tăng cường hiệu quả của việc thực thi biên giới đối với hàng giả vi nhãn hiệu và KDCN

1.    Bối cảnh

Sau đại dịch covid-19, tầm quan trọng và sự hiện diện của thương mại điện tử (TMĐT)) ngày càng gia tăng trên toàn cầu, dẫn đến không chỉ có hàng thật mà còn nhiều hàng giả được gửi trực tiếp đến người tiêu dùng. Cụ thể, đã có sự gia tăng nhanh chóng về số trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp bán và gửi qua đường bưu điện một lượng không nhỏ hàng giả cho các cá nhân cư trú tại Nhật Bản. Một số hàng giả như vậy được nhập khẩu để sử dụng cho mục đích cá nhân, nhưng không ít hàng giả được ngụy trang là sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng thực ra để tiếp tục phân phối  tại Nhật Bản.

Mặc dù các biện pháp thực thi biên giới ở Nhật Bản nhìn chung có hiệu quả, nhưng các quy định và thông lệ hiện hành không thể giải quyết triệt để các xu hướng đang thay đổi trong giao dịch TMĐT và sự gia tăng hàng giả được nhập khẩu vào Nhật Bản để sử dụng cho mục đích cá nhân. Bởi vậy, tháng 5/2021, Luật Nhãn hiệu và Luật Kiểu dáng (sau đây gọi tắt là Luật) đã được sửa đổi để nâng c ao hiệu quả của việc thực thi biên giới và thu giữ hải quan đối với hàng giả vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (KDCN)

2.      Quy định pháp luật trước khi sửa đổi.

Trước khi sửa đổi, nội dung có liên quan tại điều 2(3)(ii) của Luật Nhãn hiệu như sau:

(3) "Sử dụng" đối với một nhãn hiệu  được quy định  trong Luật này đề cập đến bất kỳ hành vi nào sau đây:

(ii) Chuyển giao, phân phối , trưng bày nhằm mục đích chuyển  giao hoặc phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp qua đường viễn thông hàng hóa có gắn nhãn hiệu, hàng hóa có gắn nhãn hiệu trên bao bì;

Điều 2(2)(i) của Đạo luật Kiểu dáng được thể hiện như sau:

(2) "Hoạt động" của một kiểu dáng trong Luật này có nghĩa là các hoạt động sau:

(i) Sản xuất, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, hoặc đề nghị chuyển nhượng hoặc cho thuê (bao gồm cả việc trưng bày nhằm mục đích chuyển nhượng hoặc cho thuê), điều tương tự sẽ được áp dụng đối với chi tiêt của kiểu dáng;

Đạo luật đã xác định việc "sử dụng" nhãn hiệu và "hoạt động" của một kiểu dáng diễn ra "trong quá trình thương mại", vì vậy hàng nhập khẩu phải "trong quá trình thương mại " thì mới bị coi là vi phạm nhãn hiệu hoặc kiểu dáng bị hải quan tịch thu. Hải quan không thể thu giữ hàng giả nhập khẩu chỉ để sử dụng cá nhân. Do đó, nếu một nhà nhập khẩu tuyên bố rằng hàng hóa nhập khẩu để sử dụng cho mục đích cá nhân, thì hàng hóa nhập khẩu đó không bị coi là sử dụng (đối với nhãn hiệu) hoặc hoạt động đối với kiểu dáng công nghiệp, khi đó hải quan phải không thể ngăn chặn mà phải giải phóng hàng giả (hình dưới).


Điều này gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu và KDCN, đồng thời dẫn đến nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về cách ngăn chặn việc nhập khẩu hàng giả vào Nhật Bản. Các sửa đổi đối với Luật nhãn hiệu và Luật Kiểu dáng nhằm giải quyết vấn đề này bằng cách làm rõ định nghĩa về "nhập khẩu" và qua đó  tăng cường hiệu quả của việc thực thi biên giới.

3.      Quy định pháp luật được sửa đổi (có hiệu lực từ 01/4/2022)

3.1 Luật nhãn hiệu Điều 2-(3)-(ii) và 2-(7) của Luật nhãn hiệu sửa đổi như sau:

(3)"Sử dụng" đối với một nhãn hiệu  được quy định  trong Luật này đề cập đến bất kỳ hành vi nào sau đây:

(ii) Chuyển giao, phân phối , trưng bày nhằm mục đích chuyển  giao hoặc phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp qua đường viễn thông hàng hóa có gắn nhãn hiệu, hàng hóa có gắn nhãn hiệu trên bao bì;

(7) Theo Đạo luật này, hành vi nhập khẩu sẽ bao gồm hành vi của những người ở nước ngoài và nhờ những người khác mang hàng hóa đó từ nước ngoài vào Nhật Bản.

3.2 Điều 2(2)(i) của Luật Kiểu dáng được  sửa đổi như sau:

(2) "Hoạt động" của một kiểu dáng trong Đạo luật này có nghĩa là các hoạt động sau:

(i) Sản xuất, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, xuất khẩu hoặc nhập khẩu (bao gồm cả hành vi của người ở nước ngoài và nhờ người khác mang hàng hóa đó từ nước ngoài vào Nhật Bản; điều tương tự sẽ được áp dụng sau đây), hoặc đề nghị chuyển nhượng hoặc cho thuê (bao gồm cả việc trưng bày với  mục đích  chuyển nhượng hoặc cho thuê, điều tương tự sẽ được áp dụng sau đây) của một bộ phận đối với kiểu dáng.

3.3. Nhận xét

Các sửa đổi đối với các Luật tìm cách làm rõ định nghĩa về "nhập khẩu". Trước đây, không rõ liệu hành vi của các nhà điều hành kinh doanh ở nước ngoài có cấu thành một phần của quy trình nhập khẩu hay không. Quy định  sửa đổi xác nhận rằng những hành vi như vậy – ví dụ, gửi hàng giả đến Nhật Bản qua đường bưu điện – sẽ được coi là một phần của quy trình nhập khẩu và là "nhập khẩu trong quá trình thương mại". Do đó, hải quan hiện có thể thu giữ hàng giả bất kể nhà nhập khẩu cá nhân (tức là khách hàng cuối cùng) có ý định sử dụng hàng hóa cho mục đích cá nhân hay không.Tuy nhiên việc các cá nhân mang hàng hóa để sử dụng thì không bị coi là “trong quá trình thương mại) và vẫn không bị coi là sử dụng (đối với nhãn hiệu) hoặc hoạt động (đối với KDCN) để bị xử lý (Hình dưới).

Như vậy, yêu cầu về việc "sử dụng" nhãn hiệu hoặc "hoạt động" của kiểu dáng phải "trong quá trình thương mại" vẫn không thay đổi. Hàng nhập khẩu vẫn phải "trong quá trình thương mại " thì mới được coi là vi phạm nhãn hiệu hoặc kiểu dáng được bảo hộ  và bị hải quan tịch thu. Các bản sửa đổi Luật làm rõ định nghĩa về "nhập khẩu" trong khi vẫn giữ nguyên khuôn khổ pháp lý cơ bản.

Tuy nhiên, có điều bất cập rằng chủ thể vi phạm vẫn là “người ở nước ngoài”, không phải là một cá nhân ở Nhật Bản. Do đó khi xâm phạm và bị  xét xử thì bị đơn trở thành “người ở nước ngoài” nên khó khởi kiện trong thực tế.

Nguồn : 
(i) https://www.lexology.com/commentary/intellectual-property/japan/nishimura-asahi/what-constitutes-an-import-revised-trademark-and-design-legislation-aims-to-strengthen-effectiveness-of-anti-counterfeiting-measures-in-japan
(ii)https://www.wipo.int/edocs/mdocs/enforcement/en/wipo_ace_15/wipo_ace_15_9.pdf
https://www.marks-iplaw.jp/japan-tm-law-revision-act-2021
(++)

 

 

Các bài viết khác