Logo

Tranh chấp nhãn hiệu: iTunes chống HiTune

21/06/2023
JPO đã bác đơn Apple Inc. phản đối Đăng ký nhãn hiệu số 6536066 “HiTune”

Ngày 1/5/2023, Cơ quan  Sáng chế Nhật Bản (JPO) đã bác đơn Apple Inc. phản đối Đăng ký nhãn hiệu số 6536066 “HiTune”, cho rằng có sự khác biệt và khả năng không nhầm lẫn với “iTunes”. [Hồ sơ phản đối số2022-900242]

1. Nhãn hiệu bị phản đối

Ngày 10/11/2021.UGREEN GROUP LIMITED, một công ty Trung Quốc, đã nộp đơn tới JPO đăng ký nhãn hiệu “HiTune” (ảnh bên) áp dụng trên các thiết bị ngoại vi máy tính, bộ xử lý dữ liệu, tai nghe, micrô, thiết bị truyền âm thanh và các hàng hóa khác thuộc  Nhóm 9

Nhãn hiệu đã vượt qua quá trình thẩm định nội dung do JPO thực hiện, và được cấp đăng ký vào ngày 29/3/2022. UGREEN đã sử dụng nhãn hiệu để quảng cáo tai nghe, tai nghe âm thanh nổi không dây.






2. Phản đối của Apple Inc.

Vào ngày 6/6/2022, Apple Inc. đã đệ đơn phản đối “HiTune” và cho rằng nhãn hiệu bị phản đối phải bị hủy bỏ vì vi phạm Điều 4(1)(xi) và (xv) của Luật Nhãn hiệu Nhật Bản bằng cách trích dẫn số đăng ký nhãn hiệu trước đó, cụ thể là 4570713 “iTUNE”, 4610312 “ITUNES”, 5155781 “iTunes”, IR943547 “ITUNES” ở nhóm 9.

Điều 4.1 – Nhãn hiệu không được bảo hộ, nếu:

(xi) Giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác đã được nộp trước ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nói trên, nếu nhãn hiệu được sử dụng liên quan đến hàng hóa được chỉ định hoặc các dịch vụ được chỉ định liên quan đến nhãn hiệu đã đăng ký nói trên (đề cập đến hàng hóa hoặc dịch vụ được chỉ định phù hợp với Điều 6 (1) (bao gồm cả các trường hợp nó được áp dụng với những sửa đổi phù hợp theo Điều 68 (1)); điều tương tự sẽ được áp dụng sau đây), hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự.

(xv) Có thể gây nhầm lẫn liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến kinh doanh của người khác (ngoại trừ những người được liệt kê trong các mục x) .

Apple Inc. lập luận rằng nhãn hiệu “iTunes” đã nổi tiếng như một chỉ dẫn xuất xứ của chủ thể này  liên quan đến phần mềm ứng dụng và dịch vụ phân phối đa nội dung. Xét về sự giống nhau nổi bật  giữa “HiTune” và “iTunes” là cách thể hiện chữ cái thứ hai “i” viết thường và chữ cái thứ ba “T” viết hoa, người tiêu dùng có liên quan sẽ liên tưởng nhãn hiệu bị phản đối  với nhãn hiệu của  Apple Inc khi sử dụng nhãn hiệu này  trên hàng hóa có liên quan của Nhóm 9.

3. Quyết định của JPO

Hội đồng Giải quyết phản đối của JPO, ở một mức độ nhất định, đã thừa nhận “iTunes” như một chỉ dẫn nguồn gốc từ của Apple Inc. liên quan đến phần mềm ứng dụng cho phép tải nhạc hoặc phim và quản lý nội dung giữa những người tiêu dùng dịch vụ phân phối nhạc, tuy nhiên, đã phủ nhận mức độ danh tiếng và mức độ phổ biến đáng kể của nhãn hiệu “iTunes”  do thiếu bằng chứng khách quan được đưa ra cho Hội đồng .

Khi đánh giá sự tương tự của nhãn hiệu, Hội đồng tuyên bố  có lý do để tin rằng hai nhãn hiệu này khác nhau rõ rệt, vì:

- Về diện mạo

Khác biệt thấy được là sự hiện diện hay vắng mặt của chữ “H” ở đầu nhãn hiệu,  giữa chữ in hoa và viết thường, và sự hiện diện hay vắng mặt của chữ “s” ở cuối nhãn hiệu; chúng tác động đáng kể đến ấn tượng thị giác tổng thể của cả hai nhãn hiệu.

- Về phát âm

Có sự khác biệt giữa âm “ha” và “a” ở đầu từ và sự hiện diện hay vắng mặt của âm “z” ở cuối từ. Những khác biệt này có ảnh hưởng quan trọng đến âm thanh tổng thể do cấu trúc âm thanh tương đối ngắn. Do đó, ít có nguy cơ gây hiểu lầm cho nhau khi phát âm.

Cả hai dấu hiệu không tạo nên bất kỳ ý nghĩa cụ thể nào, nên không gây ra sự nhầm lẫn về nội dung.

Hội đồng nhận thấy rằng nhãn hiệu đối chứng “iTunes” chưa trở nên nổi tiếng đối với những người tiêu dùng có liên quan ở Nhật Bản và có mức độ tương tự thấp với nhãn hiệu  “HiTune”, nên khó có khả năng người tiêu dùng nhầm lẫn hoặc hiểu sai về nguồn gốc hàng hóa trong câu hỏi mang dấu hiệu phản đối với Apple Inc. từ tất cả  các tình huống.

Dựa trên những điều đã nói ở trên, JPO đã quyết định nhãn hiệu bị phản đối sẽ không bị hủy bỏ và bác bỏ hoàn toàn đơn phản đối.

4. Nhận xét

Có thể thấy, nếu chỉ  xét riêng về diện mạo nhãn hiệu,  thì phản đối của Apple Inc. cũng có cơ sở vì cặp chữ “iT” được thể hiện khá nổi bật và trùng lặp ở cả hai nhãn hiệu, đồng thời trình tự xếp đặt của các chữ cái cũng tương đối trùng lặp, nhưng Hội đồng giải quyết phản đối của JPO đã căn cứ vào sự khác biệt để bác đơn phản đối. Tuy nhiên nếu bài viết đề cập đến sự khác biệt về sản phẩm mà hai nhãn hiệu trên áp dụng thì sẽ thuyết phục hơn./,

Nguồn : Trademark dispute: iTunes vs HiTune – MARKS IP LAW FIRM (marks-iplaw.jp)

Các bài viết khác