Logo

TRUNG QUỐC: Tòa án làm rõ hành vi đánh cắp và thiệt hại trong vụ án bí mật thương mại

18/08/2023

Tòa quyết định: Đánh cắp bí mật thương mại sẽ bị xử lý nghiêm ngặt và phạt tiền nặng hơn

Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc (The Supreme People’s Court -SPC) đã ra phán quyết cuối cùng vào ngày 11/4/2022, trong một vụ án về bí mật thương mại, cho rằng hành vi “đánh cắp” bí mật thương mại  đó xảy ra khi một nhân viên chuyển các tệp (file) bí mật kỹ thuật của công ty vào tài khoản email cá nhân của họ mà không được phép (Vụ số: 2021 Zui Gao Fa Zhi Min Zhong Số 1687).

Trong vụ này, một công ty dữ liệu của Trung Quốc đã kiện nhân viên cũ của mình - cựu quản lý dự án nền tảng trình thu thập thông tin web của họ - vì đã vi phạm bí mật thương mại của họ. Nhân viên đó đã gửi dữ liệu nền tảng của công ty đến tài khoản email cá nhân của mình trước khi rời vị trí trong công ty. Hành động này đã vi phạm thỏa thuận bảo mật giữa các bên, bao gồm điều khoản bồi thường thiệt hại  và vi phạm chính sách của công ty. Tòa án Nhân dân Trung cấp Đại Liên cho rằng bị cáo đã có được bí mật thương mại bằng “các phương tiện bất hợp pháp khác” và phải bồi thường thiệt hại cho công ty là 50.000 RMB (7.400 USD) (bao gồm cả các chi phí hợp lý). SPC đã thay đổi bản án sơ thẩm, phân loại lại hành vi xâm phạm (từ “các phương tiện bất hợp pháp khác”) thành “đánh cắp” và tăng mức đền bù thiệt hại lên 250.000 RMB (37.000 USD).

Điều 9.1 của Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc  xác định nhiều loại thu thập bí mật thương mại bất hợp pháp biểu lộ bản chất của vi phạm, bao gồm đánh cắp, hối lộ, lừa đảo, ép buộc, xâm nhập điện tử hoặc các phương tiện bất hợp pháp khác. SPC lưu ý rằng việc nhân viên có quyền truy cập hợp pháp vào bí mật thương mại trước khi đánh cắp bí mật đó hay không sẽ không ảnh hưởng đến việc xác định hành vi đánh cắp. Điều đáng chú ý là kể từ vụ án ELI LILLY (Vụ án số: (2013) Hu Yi Zhong Min Wu (Zhi) Chu Zi No. 119), lệnh sơ bộ đầu tiên của Tòa trong vụ kiện bí mật thương mại ở Trung Quốc, nhiều tòa án Trung Quốc đã duy trì nguyên tắc rằng hành vi đó sẽ được định nghĩa là “các phương tiện bất hợp pháp khác” chứ không phải là “đánh cắp”.

“Các phương tiện bất hợp pháp khác” đề cập đến một tình huống trong đó sự thủ đắc không đáp ứng yêu cầu của các hành vi được liệt kê rõ ràng như “đánh cắp” và “lừa đảo”, nhưng bị phát hiện là vi phạm vì nó khiến chủ sở hữu quyền mất quyền kiểm soát đối với bí mật thương mại. Trong thực tiễn tư pháp, việc một nhân viên chuyển bí mật thương mại của chủ sang các thiết bị cá nhân của mình, được thực hiện trong sự vi phạm chính sách công ty của chủ, được coi là “các phương tiện bất hợp pháp khác”. Mặt khác, “đánh cắp” có vẻ nghiêm trọng hơn “các phương tiện bất hợp pháp khác” xét về bản chất của vi phạm.

Ttrong vụ này, SPC đã chuyển bản chất của vi phạm thành “đánh cắp” một cách hiệu quả và tăng mức đền bù thiệt hại có lợi cho chủ sở hữu quyền. Khi xác định thiệt hại, SPC đã tính đến chi phí mà nguyên đơn phải trả để phát triển bí mật thương mại, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và điều khoản về tổn thất do vi phạm hợp đồng trong thỏa thuận bảo mật. Thỏa thuận bảo mật đã phân loại các tài liệu là Tối mật, quy định tiền lương hàng tháng là khoản bồi thường tài chính cho nghĩa vụ bảo mật của nhân viên và quy định thêm về tổn thất do vi phạm hợp đồng từ 500.000 RMB đến 1 triệu RMB (74.000–148.000 USD). Vì những điều trên, tòa án đã tuyên bồi thường thiệt hại 250.000 RMB và xác định các chi phí hợp lý phải thanh toán là 15.000 RMB (2.200 USD).

Người ta có thể thấy một xu hướng đang nổi lên: SPC đang tăng cường bảo vệ các bí mật thương mại, cùng với việc xác định hành vi vi phạm nghiêm ngặt hơn và quyết định phạt bằng tiền cao hơn. Sẽ là khôn ngoan nếu bất kỳ công ty nào ký thỏa thuận bảo mật với nhân viên và đặt ra các chính sách với các yêu cầu cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn ở: (1) cấm tải xuống hoặc chuyển tài liệu bí mật thương mại sang thiết bị cá nhân hoặc địa chỉ email; (2) phân loại bí mật thương mại, ví dụ, Bí mật và Tối mật; và (3) đặc điểm kỹ thuật của tổn thất do vi phạm hợp đồng tương ứng với các cấp độ bí mật thương mại khác nhau. Ngoài ra, nếu công ty có thể lưu giữ hồ sơ về chi phí phát triển để chứng minh những thiệt hại mà họ yêu cầu, thì càng tốt.

Nguồn: INTA Bulettin, Published: August 2, 2022; 
https://www.inta.org/perspectives/china-supreme-court-clarifies-theft-and-damages-in-trade-secret-case/

Các bài viết khác