Logo

Vì ẩn danh, Banksy thua cuộc chiến pháp lý về nhãn hiệu “Fflower Thrower”

30/10/2023
Qua đây cho thấy một quan điểm có thể gây nhiều tranh cãi về nộp đơn không trung thực (bad faith) của EUIPO

1. Banksy và nhãn hiệu 'Fflower Thrower'

Banksy là một nghệ sĩ khiêu khích người Anh và là biểu tượng nghệ thuật đường phố (graffiti[1]) vẫn chưa rõ danh tính thực sự, gần đây đã phải trả giá cho sự ẩn danh này.


Banksy nhanh chóng nổi tiếng trên toàn thế giới trong lĩnh vực nghệ thuật đường phố, đặc biệt là nhờ tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng "Người ném hoa"/'Fflower Thrower', được tái hiện bên dưới, mô tả một người biểu tình đeo mặt nạ chuẩn bị ném một bó hoa, xuất hiện trên bức tường Jerusalem năm 2005.

Bức tranh này còn được gọi là Flower Thrower hay Love Is In The Air (LIITA), xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003 dưới dạng một bức vẽ graffiti khổ lớn ở Jerusalem ngay sau khi Bức tường Bờ Tây dài 760km ngăn cách Palestine với Israel, bức tường, như Banksy nói, “về cơ bản biến Palestine thành nhà tù mở lớn nhất thế giới”. Bức tường nhanh chóng trở thành một bức tranh khổng lồ cho các bức tranh và bài viết phản đối việc xây dựng bức tường.

Mặc dù Banksy trong nhiều năm đã tuyên bố rằng ông sẽ không phản đối việc sao chép các tác phẩm của mình, thậm chí tuyên bố "Bản quyền dành cho kẻ thua cuộc" còn là  là một biểu tượng của anh ấy , người nghệ sĩ vẽ lên tường vì nghệ thuật phải được tự do.

Tuy nhiên vào ngày 7 tháng 2 năm 2014, bản sao của tác phẩm “Fflower Thrower”  đã được đăng ký làm nhãn hiệu tại Cơ quan SHTT châu Âu (EUIPO) bởi công ty Pest Control Office Limited của Anh (Pest Control)  được thành lập để đại diện cho lợi ích của Banksy trong khi vẫn giữ được tính ẩn danh cho anh ấy.

Nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ với số Đăng ký  012575155  sử dụng cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm sơn, kính râm, áp phích, túi xách, vật liệu xây dựng, dệt may, quần áo, thảm, đồ chơi, triển lãm nghệ thuật và các dịch vụ được ủy quyền của nghệ sĩ.

Tại sao Banksy lại đăng ký nhãn hiệucho các sản phẩm nêu trên nếu không muốn kiếm tiền từ nghệ thuật?.Câu trả lời rất đơn giản: để thực thi quyền  ngăn chặn việc người khác kiếm tiền từ tác phẩm của mình.

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến tính ẩn danh, Banksy đương nhiên có thể chọn luật bản quyền để xử phạt việc người khác sao chép tác phẩm của mình. Bất kỳ tác phẩm nào, miễn là nguyên bản, đều được hưởng lợi từ việc bảo vệ bản quyền mà không cần bất kỳ đăng ký. Do vậy, hình ảnh graffiti nói trên có thể được hưởng sự bảo vệ như vậy. Tuy nhiên, luật  bản quyền sẽ yêu cầu tác giả (Banksy) phải  tiết lộ danh tính thực sự của mình, từ bỏ tính ẩn danh, để được xác định là tác giả đối với tác phẩm của mình khi thực thi quyền.

2.   Đề nghị xử lý xâm phạm quyền nhãn hiệu  .

- Vào cuối năm 2018 Công ty Pest Control của nghệ sĩ đã có hành động chống lại một công ty Ý đã tổ chức cuộc triển lãm - The Art of Banksy - A Visual Protest tại  Bảo tàng Mudec của Milan. Ngay sau đó, vào tháng 2 năm 2019, thẩm phán đã ra phán quyết ủng hộ yêu cầu của Banksy về việc dỡ bỏ tất cả hàng hóa khỏi cửa hàng của bảo tàng, ngay cả khi các tài liệu quảng cáo sử dụng tên và hình ảnh đã đăng ký nhãn hiệu của anh ấy (được cho phép vì được coi là “có tính thông tin”).

- Viện dẫn quyền nhãn hiệu “Fflower Thrower”  của mình, Công ty Pest Control Office Limited sau đó đã phản đối việc sao chép trái phép của công ty Full Color Black Limited (Full Color ) của Anh đối với các tác phẩm của Banksy trên bưu thiếp.

Đáp lại, Full Color  đã thách thức tính hợp lệ của quyền nhãn hiệu được viện dẫn. Vào năm 2019, Full Color đã nộp đơn xin hủy bỏ  đăng ký nhãn hiệu “Fflower Thrower” với nhiều cáo buộc, không kể những nội dung khác, có cáo buộc về  ý đồ xấu  dựa trên cơ sở Quy định về nhãn hiệu châu Âu , như sau :

Điều 59 Căn cứ hủy bỏ hiệu lực  tuyệt đối

1. Nhãn hiệu của châu Âu  sẽ bị tuyên bố hủy bỏ theo đơn  lên EUIPO hoặc trên cơ sở yêu cầu phản tố trong các thủ tục tố tụng xâm  phạm:

(b) khi người nộp đơn có hành động thiếu trung thực khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

3.  Giải quyết đề nghị hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu

3.1 Lập luận của các bên 

Full Color Black trình bày về dụng ý xấu trong việc đăng ký nhãn hiệu “Fflower Thrower” như sau :

- Nhãn hiệu này là sự tái tạo chính xác của một trong những tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng và nổi tiếng nhất của Banksy, một tác phẩm được phun graffiti ở nơi công cộng. Hơn nữa, trong cuốn sách 'Wall and Piece', Banksy đã tuyên bố rằng “bản quyền dành cho kẻ thua cuộc” và công chúng được tự do về mặt đạo đức và pháp lý để sao chép, sửa đổi và sử dụng bất kỳ tác phẩm có bản quyền nào do bên thứ ba ép buộc. Full Color khẳng định ai cũng biết rằng các tác phẩm của Banksy được nhiều bên thứ ba chụp ảnh và sao chép rộng rãi trên quy mô lớn;

- Việc nộp đơn đăng ký là để Banksy không phải dựa vào luật bản quyền để thực thi, điều này sẽ khiến anh ta phải mất sự ẩn danh. Do đó, mục đích duy nhất của việc đăng ký ‘Fflower Thrower’ làm nhãn hiệu là để lách luật bản quyền và có thể ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng tác phẩm, mặc dù không có ý định sử dụng nhãn hiệu và đã cho phép người khác sao chép nó.

Đáp lại, chủ sở hữu nhãn hiệu phản bác tuyên bố rằng Banksy đã trao “quyền tự do” cho công chúng sử dụng quyền tác giả của mình. Họ lập luận thêm rằng việc đăng ký nhãn hiệu có mục tiêu chính đáng, cụ thể là ngăn chặn các bên thứ ba lợi dụng bằng cách sao chép 'Fflower Thrower',  biết rằng Banksy không thể thực thi các quyền bản quyền và  nhãn hiệu (nếu chưa đăng ký) mà không gây phương hại đến nhân cách công chúng của anh (ẩn danh) .

- Ngay sau đề nghị hủy bỏ hiệu lực được nộp, vào tháng 10 năm 2019, Banksy đã thành lập một cửa hàng quà tặng có tên Tổng sản phẩm quốc nội ở Croydon, phía nam London. Bản thân người nghệ sĩ vào thời điểm đó cho biết hầu như lý do duy nhất đằng sau việc thành lập cửa hàng chỉ bán hàng trực tuyến là để thắng trong vụ tranh chấp nhãn hiệu.

Đó không phải là một động thái tốt. Theo luật sư của Full Color , trên thực tế, “điều này đã củng cố lập luận rằng các nhãn hiệu là một nỗ lực sai lầm nhằm độc quyền tác phẩm của anh ấy với mục đích xấu (và để) lách luật bản quyền và luật nhãn hiệu”.

3.2   Quyết định của EUIPO

Trong quyết định ngày 14 tháng 9 năm 2020, EUIPO đã xem xét chi tiết các bằng chứng và lập luận của cả hai bên.

- Về các hành động của Banksy

EUIPO lưu ý rằng Banksy đã tuyên bố rõ ràng rằng ông đã cho phép công chúng tải xuống và sử dụng các tác phẩm nghệ thuật của mình theo ý muốn. Hơn nữa, mặc dù tuyên bố điều này không nhằm mục đích thương mại, nhưng bằng chứng cho thấy anh ta biết nhiều công ty khác nhau sử dụng 'Fflower Thrower' để thương mại hóa hàng hóa và không làm gì để ngăn chặn họ.

Thực tế là Bansky chưa bao giờ thực sự tiếp thị hoặc bán bất kỳ hàng hóa nào dưới nhãn hiệu ''Fflower Thrower'' đang bị tranh chấp tại thời điểm nộp đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu. Sau đó, có bằng chứng về việc mở một cửa hàng của Banksy; cửa hàng này không mở cửa cho công chúng tiếp cận nhưng công chúng có thể xem qua các cửa sổ trưng bày và mua sản phẩm trực tuyến. Tuy nhiên, bằng chứng cũng cho thấy anh ta đã tuyên bố rằng anh ta làm các món đồ "vì mục đích duy nhất" đáp ứng các danh mục nhãn hiệu theo luật của EU”, tức là thể hiện việc sử dụng nhãn hiệu cho các loại hàng hóa khác nhau.

- Về dụng ý xấu

Theo luật nhãn hiệu  của Liên minh Châu Âu, đăng ký nhãn hiệu châu Âu có thể bị tuyên bố là không hợp lệ nếu người nộp đơn có dụng ý xấu vào thời điểm nộp đơn. Không có định nghĩa pháp lý chính xác về dụng ý xấu, nhưng người nộp đơn thường bị coi là có dụng ý  xấu khi hành vi của họ đi ngược lại các nguyên tắc được chấp nhận về hành vi đạo đức hoặc các hoạt động thương mại và kinh doanh trung thực.

Cụ thể,dụng ý xấu  có thể được phát hiện nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không có ý định sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký liên quan đến hàng hóa và dịch vụ được đăng ký mà thay vào đó có ý định làm suy yếu lợi ích của bên thứ ba hoặc thu được lợi ích do độc quyền cho các mục đích khác ngoài những mục đích thuộc chức năng được chấp nhận của nhãn hiệu.

Trong quyết định của mình, EUIPO kết luận rằng khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho tác phẩm “Fflower Thrower” người nộp đơn không có ý định sử dụng nhãn hiệu này để thương mại hóa hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Thay vào đó, quyền nhãn hiệu được đệ trình để Banksy có các quyền hợp pháp có thể được sử dụng để ngăn chặn các bên thứ ba thương mại hóa tác phẩm, vì sẽ có một số khó khăn trong việc thực thi các quyền theo luật bản quyền. EUIPO cho rằng điều này cấu thành hành vi xấu và do đó toàn bộ việc đăng ký nhãn hiệu  'Fflower Thrower đã bị hủy bỏ hiệu lực.

3.3  Hậu quả

Kể từ tháng 2 năm 2021, Full Color đã đệ trình các đơn kiện đề nghị hủy bỏ hiệu lực  đối với sáu đơn đăng ký tại Liên minh Châu Âu của Pest Control đối với các tác phẩm nghệ thuật của Banksy, chưa kể cả đơn đăng ký bổ sung tại Liên minh Châu Âu đối với nhãn hiệu  “Flower Thrower” đã được đệ trình ngay sau khi đề nghị hủy bỏ hiệu lực  ban đầu được đưa ra.

 4.  Nhận xét

Quyết định này là một trong nhiều quyết định gần đây khám phá khái niệm dụng ý xấu và dường như áp dụng một cách tiếp cận khá rộng rãi để giải thích. Tuy nhiên, chỉ với quyết định vừa nêu khó có thể là kết thúc của vấn đề. Một quyết định như vậy có thể gây ra nhiều thách thức hơn nữa đối với việc đăng ký nhãn hiệu khác như các tác phẩm nghệ thuật của Banksy. Vì vậy khả năng kháng cáo là rất cao. Mặc dù Banksy đã “lên tiếng rất coi thường quyền sở hữu trí tuệ”, nhưng có vẻ như anh ấy sẽ bị lôi kéo vào các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong một thời gian.

Quyết định hiếm hoi về khái niệm dụng ý xấu này là cơ hội để nhắc lại các tiêu chí cần xem xét khi đánh giá dụng ý xấu của người nộp đơn nhãn hiệu:

- Ngày nộp đơn của nhãn hiệu cần được tính đến để đánh giá thiện chí của chủ sở hữu;

- Cung cấp bằng chứng thuộc về trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu để xác định các tình huống có thể kết luận rằng nhãn hiệu đã được nộp với dụng ý xấu, thiện chí của người chủ nhãn hiệu  được bảo toàn  cho đến khi bị  chứng minh ngược lại;

- Dụng ý xấu phải được xác định trong mối tương quan với hoàn cảnh khách quan của vụ việc vì đây là yếu tố chủ quan đặc trưng cho ý định của chủ nhãn hiệu  tại thời điểm nộp đơn;

Trong trường hợp hiện tại, EUPO đặc biệt dựa vào hai yếu tố quyết định để xác định dụng ý xấu:

- Mục đích duy nhất của việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là giành được quyền đối với một dấu hiệu mà Banksy có thể không yêu cầu bản quyền vì tính ẩn danh của nó;

- Banksy không có ý định sử dụng nhãn hiệu được đề cập tại thời điểm nộp đơn cho hàng hóa và dịch vụ được yêu cầu và trường hợp sử dụng duy nhất chỉ nhằm mục đích lách các yêu cầu của luật nhãn hiệu./.

Nguồn : 
(i)https://www.mewburn.com/news-insights/banksys-flower-thrower-trade-mark-cancelled-for-bad-faith
(iv) https://banksyexplained.com/love-is-in-the-air-2003-3
(++)


[1] Graffiti có thể được xem là nghệ thuật khi người vẽ mượn mảng tường của cơ quan hay nhà máy để chia sẻ về một thông điệp cuộc sống hoặc nghệ thuật ... Ở một số quốc gia, ví dụ Canada, vẽ graffiti mà không được (chủ của bức tường) cho phép được xem là bất hợp pháp ve bị phạt

Các bài viết khác