Logo

EU: Tòa tuyên có khả năng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu chữ SALVANA và nhãn hiệu chữ-hình SALVAJE

23/03/2024
Khi đăng ký nhãn hiệu cộng đồng EU cần hết sức lưu ý đến ý nghĩa của từ trong nhãn hiệu đối với một bộ phận lãnh thổ trong EU

Tòa án chung cộng đồng châu Âu (General Court – GE) đã xem xét một vụ việc trong đó nguyên đơn, Tiendanimal Comercio Electronico de Articulos para Mascotas S.L., đã kháng cáo quyết định phản đối của Hội đồng phúc thẩm do bị đơn Salvana Tiernahrung GmbH đệ trình. Các vấn đề chính mà Tòa án chung đã phán xét (Vụ T-55/23) ngày 24/1/2024, liên quan đến việc sử dụng thật sự (genuine use) của nhãn hiệu và khả năng gây nhầm lẫn giữa nhãn hiệu của các bên.

Người nộp đơn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cộng đồng EU chữ-hình “SALVAJE” số 014882666,cho các sản phẩm thuộc các nhóm 28, 31 và 35 vào ngày 4/12/2015 (hình bên trái). Bị cáo có đơn phản đối Nhóm 31 và 35 dựa trên nhãn hiệu chữ tiếng Đức “SALVANA” số 933186, đăng ký cho Nhóm 5 và 31 vào ngày14/7/1975 (nhãn hiệu có trước).

Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc có hay không việc sử dụng thật sự nhãn hiệu. Trong quá trình tố tụng phản đối, Hội đồng phúc thẩm yêu cầu bị đơn nộp bằng chứng về việc sử dụng thật sự nhãn hiệu có trước của mình. Bằng chứng được đệ trình bao gồm việc sử dụng từ SALVANA trong nhãn hiệu  ”S SALVANA” (hình bên phải).

Hội đồng phúc thẩm kết luận rằng nhãn hiệu có trước đã được sử dụng cho một số hàng hóa và sự phản đối được giữ nguyên một phần. Tòa án chung kết luận rằng hình ảnh thể hiện của nhãn hiệu đang đề cập không làm thay đổi đặc tính khả năng phân biệt của nhãn hiệu có trước và do đó phù hợp để tạo thành việc sử dụng thật sự.

Câu hỏi thứ hai liên quan đến khả năng gây nhầm lẫn và so sánh các dấu hiệu. Người nộp đơn lập luận rằng yếu tố tượng hình trong đơn “SALVAJE, hình” là đầu của một con sói hoặc một con chó Husky có tính phân biệt cao hơn yếu tố từ ngữ và cũng là yếu tố chủ đạo của nhãn hiệu bị phản đối.

Tòa án chung nhận thấy phẩn từ (chữ) là yếu tố có tính/khả năng phân biệt cao hơn của đơn đăng ký vì từ “SALVAJE” và từ này không có nghĩa đối với công chúng Đức, bởi vậy tuyên bố rằng, liên quan đến so sánh trực quan, cả hai từ đều không có nghĩa trong tiếng Đức, nên sự khác biệt giữa hai chữ cái cuối cùng ("NA" và "JE") không đủ để phân biệt các nhãn hiệu đó với nhau.

Tòa án chung đã bác bỏ đơn kháng cáo. Bài học quan trọng từ trường hợp này là bất cứ khi nào nộp đơn xin đăng ký một nhãn hiệu phức hợp có chứa hình và từ (chữ) thì người nộp đơn nên nhớ tra cứu từ đó một cách cẩn thận và tính đến các nhãn hiệu quốc gia có thể liên quan, đặc biệt nếu từ đó không có nghĩa đối với một vùng/phần nào đó trong lãnh thổ iên quan./.
 

Nguồn: Jennifer Rönnerhed, INTA Bulletin, March 20, 2024;  
https://www.inta.org/perspectives/law-practice/european-union-court-finds-likelihood-of-confusion-between-a-word-mark-and-a-figurative-word-mark/

Các bài viết khác