Logo

JPO: “RIVER, hình” và “river, hình” không tương tự gây nhầm lẫn

12/03/2024
Trái với quyết định của Thẩm định viên, Hội đồng giải quyết khiếu nại JPO cho rằng , nhãn hiệu “river, hình” áp dụng cho dịch vụ thuộc Nhóm 35 không tương tự vì có hình thức thể hiện khác biệt.

 Trong một quyết định gây ngạc nhiên, Hội đồng Giải quyết Khiếu nại của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Nhật Bản (JPO) đã quyết định  nhãn hiệu “river, hình” theo đơn số  2021-5278  không tương tự  với nhãn hiệu có trước “RIVER, hình” theo Đăng ký số  5704488 cùng áp dụng  cho  dịch vụ tư vấn trong Nhóm 35.

1.  Từ chối bảo hộ nhãn hiệu theo  “river, hình ” theo đơn số 2021-5278 

Nhãn hiệu bị tranh cãi “river, hình ” theo đơn số 2021-5278  nộp ngày 19/1/ 2021 gồm phần chữ “river” với yếu tố cách điệu, đã được nộp dưới tên Công ty Cultive, Inc  (“Cultive”) để sử dụng trong các dịch vụ quảng cáo và công khai, phân tích quản lý kinh doanh hoặc dịch vụ tư vấn kinh doanh trong Nhóm 35 .

Thẩm định viên của JPO đã từ chối nhãn hiệu xin đăng ký  với lý do tương tự với nhãn hiệu có trước  “RIVER, hình ”)  được bảo hộ theo Đăng ký số 5704488 (Hình bên) dựa trên Điều 4(1)(x) của Luật Nhãn hiệu Nhật Bản, được viết như sau:

Điều 4.1 – Nhãn hiệu không được bảo hộ, nếu:

 (xv) Có thể gây nhầm lẫn liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ kinh doanh của người khác (ngoại trừ những người được liệt kê trong  mục x) .

Cultive đã nộp đơn khiếu nại  vào ngày 15/12/2021 và lập luận rằng nhãn hiệu của họ không không tương tựvvowis nhãn hiệu có trước được trích dẫn.

2.  Quyết định của Hội đồng Giải quyết khiếu nại JPO

Điều đáng kinh ngạc là Hội đồng Khiếu nại JPO nhận thấy

“Nhờ các yếu tố tượng hình, toàn bộ nhãn hiệu đang tranh chấp tạo ra ấn tượng về một cách trình bày khác biệt và và thống nhất, gợi lên hình ảnh dòng nước chảy và những chiếc lá xanh. Hơn nữa, bố cục màu sắc cũng tạo ấn tượng rằng nhãn hiệu được thiết kế để gợi lên hình ảnh dòng nước chảy và những chiếc lá xanh. Nếu vậy, mặc dù nhãn hiệu có thể tạo ra âm thanh [khi đọc] và ý nghĩa là “dòng sông”, nhưng vẫn có lý khi tin rằng nguồn gốc của dịch vụ được xác định dựa trên ấn tượng được tạo ra bởi vẻ ngoài đặc biệt của nhãn hiệu chứ không phải âm thanh [khi đọc] và ý nghĩa của nó trong quá trình giao dịch.”

Tương tự như vậy, Hội đồng nhận thấy

“vì phần chữ “RIVER” sẽ không được coi là phần nổi bật của nhãn hiệu trích dẫn, ngay cả khi nhãn hiệu trích dẫn có thể đọc lên và mang nghĩa “dòng sông”, thì có lý để cho rằng những người tiêu dùng liên quan có thể phân biệt nguồn gốc của dịch vụ mang nhãn hiệu được trích dẫn bằng ấn tượng tổng thể của nhãn hiệu chứ không phải bằng âm thanh và khái niệm của nó”.

Với  những nhận định như  trên, Hội đồng kết luận “rõ ràng là có sự khác biệt đáng chú ý về hình thức của cả hai nhãn hiệu. Ngay cả khi nhãn hiệu tranh chấp  và nhãn hiệu được viện dẫn đều được phát âm là “RIVER” và có nghĩa là “sông”, thì sự giống nhau về phát âm và ý nghĩa sẽ không vượt quá khả năng phân biệt do sự khác biệt rõ rệt về hình thức. Do  nhãn hiệu bị tranh cãi không có khả năng gây nhầm lẫn và không tương tự với nhãn hiệu có trước được viện dẫn.” nên Hội đồng đã quyết định bác bỏ sự từ chối của thẩm định viên và cấp quyền bảo hộ cho nhãn hiệu đang tranh cãi.

3.   Nhận xét

Quyết định nêu trên của Hội đồng Giải quyết khiếu nại rất dễ gây tranh cãi vì hai nhãn hiệu nêu trên trùng nhau phần chữ “RIVER”, do vậy khi thể hiện nhãn hiệu thông qua phát âm thì hoàn toàn trùng lặp, khi đó khó có thể đồng ý với lập luận của Hội đồng Giải quyết khiếu nại “.. sự giống nhau về âm thanh và khái niệm sẽ không vượt quá khả năng phân biệt do sự khác biệt rõ rệt về hình thức..”. Tuy nhiên có thể JPO cho rằng người tiêu dùng Nhật không sử dụng ký tự latin nên sự trùng lặp của các nhãn hiệu chữ không giữ vai trò lớn.

Nếu quyết định này không thay đổi có thể xuất hiện các nhãn hiệu chứa thành phần “RIVER” của các  chủ thế khác có thể cũng được bảo hộ cho các dịch vụ thuộc Nhóm 35, miễn là khác biệt với các nhãn hiệu nêu trên về hình thức thể hiện. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm khả năng phân biệt của thành phần chữ “RIVER” khi sử dụng làm nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ  này .

Trường hợp nhãn hiệu “RIVER”  cũng phần nào tương tự với trường  hợp JPO bác bỏ đơn phản đối của chủ nhãn hiệu nổi tiếng  “LEGO” chống lại nhãn hiệu “Lego Hair” theo Đăng ký số  Đăng ký số  6445411[1] (1), theo đó JPO có quan điểm rằng phần chữ "Lego Hair" được xem  xét tổng thể và  khác với nhãn hiệu “LOGO” cách điệu về hình ảnh và ngữ âm nên mức độ tương tự của hai nhãn hiệu thấp./.

Nguồn: 
https://www.marks-iplaw.jp/river-vs-river/
https://www.marks-iplaw.jp/tag/refusal-appeal/

 

Các bài viết khác